Giải mã Hà Đồ

giãi mã, Hà đồ, phương vị đồ, hạt tử đồ, trung ương, âm, dương, dương khí, âm khí

Truyền thuyết rằng: Vua Phục Hy nhân thấy con vật đầu rồng mình ngựa trên lưng có 55 khoáy lông đen trắng mà hiểu được lẻ biến hóa của vũ trụ bèn vẽ

 HÀ ĐỒ vạch BÁT QUÁI

Như vậy HÀ ĐỒ nói theo cách nói thời nay là MÔ HÌNH VŨ TRỤ. Nhưng Phục Hy để đồ không chữ như để khóa không chìa thì làm sao hậu nhân thấu ý đạt lời. Vậy để đạt lời thì hậu nhân phải tìm chìa giải mả và tôi đã tìm thấy chìa để ở ba nơi : để ở phương vị đồ, để ở màu sắc đồ, để ở 55 hạt tử đồ.

PHƯƠNG VỊ ĐỒ

Hà Đồ Bát Quái Phục Hy để không chia lìa Nam Bắc Đông Tây là có ý bảo phải lấy địa cầu làm cơ sở. Những sự Phục Hy nói như là “ ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa” có ngụ ý bảo người nghiên cứu phải quan sát trời, quan sát đất mà nghiệm suy Đồ :

Bài học về địa cầu xác định Hà Đồ, Quái Đồ được vẽ trên mặt phẳng kinh chứa trục. Hiện thực địa cầu lưỡng phân nhị tánh âm dương đen trắng là thực tiễn toán lý. Người quan sát nhìn địa cầu với Nam trên, Bắc dưới, mặt trời đóng đinh tại Đông, người trên địa cầu nhìn lên vành đai không gian nhận thức thời gian lên dần theo chiều địa cầu xoay từ Tây sang Đông:

Hỏi phương vị đồ với Nam trên Bắc dưới có phù hợp hiện thực địa cầu trong không gian thì xin thưa rằng hợp. Thực thú vị cái ông Phục Hy như thể biết trước nghìn nghìn năm sau ớ phương Tây có chiếc đồng hồ đeo tay, phải đeo tay trái để kim đồng hồ quay phù hợp chiều thực của thời gian ( phương Tây nhận thức thời gian theo chiều ảo là chiều biểu kiến mặt trời đi từ đông sang tây ).

MÀU SẮC ĐỒ

Địa cầu có ngày đêm. Ngày sáng trắng. Đêm tối đen. Ngày ấm nóng. Đêm mát lạnh. Phục Hy dụng hai màu đen trắng để đồ âm dương là ý bảo người dụng cảm ngày, cảm đêm mà cảm nghĩa âm dương vũ trụ. Ngày đêm xoay vòng. Tối sáng xoay vòng. Lạnh nóng xoay vòng thì âm dương phải xoay vòng là lý.

Dịch đạo là đạo biến. Lý biến phải động. Lý động viết vòng. Nghiên cứu dịch phải ưu tiên nghiên cứu VÒNG ĐỘNG BIẾN. Lý toán cho biết có cái ứng đối trên vòng động biến giữa hai thời vị độ số 180. Tại độ số đó có đối chiều, đối cực, đối trạng, đối tính, đối cảm, đối thức hạn như đêm đối ngày, nóng đối lạnh, trừ đối cọng, nhân đối chia, thu đối xuân, đông đối hạ, vàng úa đối xanh tươi, mineur đối majeur, hoàng hôn nhạc dế đất thê lương đối bình minh nhạc chim trời ríu rít, . . . là hai cái đối trên vòng động biến.

HẠT TỬ ĐỒ

Tròn lăn chạy mà lăn chạy là động. Phục Hy dụng hạt tròn để đồ vũ trụ, ý bảo vũ trụ động. Tròn trắng biểu lý dương động. Tròn đen biểu lý âm động. Toàn đồ với 55 tròn trắng, tròn đen bày mười số biểu lý âm dương số, bày 5 tầng vòng biểu lý âm dương động vòng :

55 âm dương tử hiện diện trên 5 TẦNG VÒNG
bày ra 5 NHÓM chiếm cứ phương vị :
  NHÓM TRUNG ƯƠNG [ 5 dương tử, 10 âm tử ]
NHÓM BẮC PHƯƠNG [ 1 dương tử, 6 âm tử ]
NHÓM NAM PHƯƠNG [ 2 âm tử, 7 dương tử ]
NHÓM ĐÔNG PHƯƠNG [ 3 dương tử, 8 âm tử ]
NHÓM TÂY PHƯƠNG [ 4 âm tử, 9 dương tử ]

55 hạt tử trắng đen từng loại cho ra 5 số. TRÒN TRẮNG cho 5 số lẻ [ 1 3 5 7 9 ], TRÒN ĐEN cho 5 số chẵn [ 2 4 6 8 10 ]. Tròn trắng biểu lý dương nên [ 1 3 5 7 9 ] là dương số. Tròn đen biểu lý âm nên [ 2 4 6 8 10 ] là âm số. Định luật “ dương lẻ, âm chẵn ” là qui luật số rút ra từ HÀ ĐỒ SỐ PHỤC HY.

GIẢI MÃ NHÓM TRUNG ƯƠNG

Nhóm Trung Ương họp bởi ba tầng vòng [ I.II.III ] với 5 dương tử ở trong, 10 âm tử ở ngoài, bày luật “ dương trung, âm ngoại ”. Năm dương ở trung tâm xung động sinh ly tâm thẳng hướng ngoại, sinh sóng vòng chuyên tải âm dương, sinh trục tọa độ Nam Bắc Đông Tây :

Bày lý vật sinh ra vốn nhỏ theo thời gian vật nhỏ lớn dần lớn tới hạn vật thôi không lớn nữa ly tâm ngừng kích thước vật ngừng tăng

Nhóm trung ương [ 5 -10 ] là nguồn gốc phát sinh âm dương trên hai tầng IV & V :

GIẢI MÃ NHÓM BẮC NAM ĐÔNG TÂY

Hai tầng vòng IV & V bày lẽ âm dương phối hợp thành nhóm tại bốn phương Nam Bắc Đông Tây. Âm âm xung động, dương dương xung động sinh ly tâm xoắn. Nhìn ra vạn hữu qủa nhiên có như vậy như đĩa mặt trời, thiên hà xoáy nước.

GIẢI MÃ SỐ TRÊN HAI TẦNG IV VÀ V

Số có hai giòng lẻ chẵn. Số 1 là đơn vị đầu của số lẻ [ 13579 ]. Số 2 là đơn vị đầu của số chẵn [ 2468 10 ]. Thấy một đơn vị đầu của số dương xuất hiện tại Bắc nên chi nói “ dương sinh tại Bắc ”. Thấy một đơn vị đầu của số âm xuất hiện tại Nam nên chi nói “ âm sinh tại Nam ”. Dương sinh tại Bắc có [1], sang Đông thành [3], lên Nam thành [7], sang Tây thành [9] ấy là nghĩa của sự dương khí biến thiên

Dương khí biến thiên vẽ ra DƯƠNG KÊNH xoắn vòng từ Bắc ra ( kênh màu trắng ). Âm sinh tại Nam có [2], sang Tây thành [4], xuống Bắc thành [6], lên Đông thành [8] ấy là nghĩa của sự âm khí biến thiên vẽ ra ÂM KÊNH xoắn vòng từ Nam ra ( kênh màu đen ).

Bốn nhóm số [1-6] [2-7] [3-8] [4-9] ngụ ý : 1/ bốn dương số [ 1 - 3 - 7- 9 ] được hiểu như số hàng đơn vị của một cấp số nhân tiến thoái với 5 số hạng có công bội, công chia 3 : [ 1 - 3 - 27 - 9 - 1 ]. 2/ bốn âm số [ 2 - 4 - 6 - 8 ] được hiểu như số hàng đơn vị của một cấp số nhân tiến thoái với 5 số hạng có công bội, công chia 2 : [ 2 - 4 - 16 - 8 - 2 ]. Lý toán pháp cho biết VÒNG BIẾN THIÊN là vòng có tăng giảm, có cực đại cực tiểu giữa hai thời vị độ số 180. Theo lý này thì hai số [ 1-7 ] của vòng dương khi là hai số chỉ số dương khí cực đại cực tiểu, hai số [ 2 - 6 ] của vòng âm khí là hai số chỉ số âm khí cực đại cực tiểu :

Dương khí cực tiểu ở Bắc (1), lên Nam cực đại (7) là dương khí tăng. Dương khí cực đại ở Nam (7) xuống Bắc cực tiểu (1) là dương khí giảm  vậy thì dương số 7 tại Nam phải lớn hơn dương số 9 tại Tây mới hợp lẽ. Để hợp lẽ, ắt bốn số [ 1379 ] phải thuộc về 5 số hạng của cấp số nhân tiến thoái [ 1- 3 - 27- 9 -1 ] với công bội công chia 3. Cũng vậy âm khí cực tiểu ở Nam (2), xuống Bắc cực đại (6) là âm khí tăng. Âm khí cực đại ở Bắc (6), lên Nam cực tiểu (2) là âm khí giảm   vậy thì âm số 6 tại Bắc phải lớn hơn âm số 8 tại Đông mới hợp lẽ. Để hợp lẽ, ắt bốn số [ 2468 ] phải thuộc về 5 số hạng của cấp số nhân tiền thoái [ 2 - 4 - 16 - 8 - 2 ] với công bội công chia 2. Dương tăng dương giảm với công bội công chia 3, âm tăng âm giảm với công bội công chia 2 cho ra hai vòng âm dương khí tăng giảm tại bốn miền Đông Bắc, Đông Nam và Tây Bắc, Tây Nam :

 

Dương tại Bắc 1, sang Đông thành 3 là dương tăng 3 lần. Dương tại Đông 3 lên Nam thành 27 là dương tăng 32 lần. Dương tại Nam 27 xuống Tây còn 9 là dương giảm 3 lần. Dương tại Tây 9 xuống Bắc còn 1 là dương giảm 32 lần. Qua đấy nhận ra được cái lý << dương tăng thì đi lên, dương giảm thì đi xuống >> Dương tăng lúc đầu hoà hoản ( miền ĐB x 3 là hòa hoãn ), về sau dương tăng gấp rút ( miền ĐN x 33 là gấp rút ). Dương giảm lúc đầu hòa hoản ( miền TN chia 3 là hòa hoãn ), về sau dương giảm gấp rút ( miền TB chia 33 là gấp rút ).
Dương tăng Dương giảm có phép tắc, có đăng đối qua tâm. Kể từ dương sanh thì dương tăng 33 để thái. Kể từ dương thái thì dương giảm 33 để tiêu. Dương thái ở miền Đông Nam, Dương tiêu ở miền Tây Bắc là đăng đối. ( dương tăng giảm liên quan con số 3 nên có danh gọi tham thiên ) Âm tại Nam 2, sang Tây thành 4 là âm tăng 2 lần. Âm tại Tây 4 xuống Bắc thành 16 là âm tăng 22 lần. Âm tại Bắc 16 sang Đông còn 8 là âm giảm 2 lần. Âm tại Đông 8 lên Nam còn 2 là âm giảm 22 lần. Qua đấy nhận ra được cái lý << âm tăng thì đi xuống, âm giảm thì đi lên >>. Âm tăng lúc đầu hòa hoản ( miền TN x 2 là hòa hoãn ), và càng về sau âm tăng gấp rút ( miền TB x 23 là gấp rút ). Âm giảm lúc đầu hòa hoản ( miền ĐB chia 2 là hoà hoãn ), và càng về sau âm giảm gấp rút ( miền ĐN chia 23 là gấp rút ).
Âm tăng Âm giảm có phép tắc, có đăng đối qua tâm. Kể từ âm sanh thi âm tăng 23 để thái. Kể từ âm thái thì âm giãm 23 để tiêu. Âm thái ở miền Tây Bắc, Âm tiêu ở miền Đông Nam là đăng đối. ( âm tăng giảm liên quan con số 2 nên có danh gọi lưỡng địa ).